10 CÂU HỎI DẪN LỐI NGƯỜI NHẬN KHAI VẤN (P1)
10 CÂU HỎI DẪN LỐI NGƯỜI NHẬN KHAI VẤN (P1)

Xuyên suốt quá trình Khai vấn là những câu hỏi của Coach (chuyên gia khai vấn ) và Coachee (người nhận khai vấn). Đây là phương pháp hữu hiệu nhất trọng việc hỗ trợ cho người nhận khai vấn khám phá tiềm năng trong chính bản thân họ. Vấn đề quan trọng là những câu hỏi thế nào nên được Nhà khai vấn sử dụng để đạt được hiểu quả cao nhất trong các phiên khai vấn. Đây thực sự là cộng việc không đơn giản đặc biệt là các Coach mới vào nghề. Tôi trong giai đoạn đầu cũng rơi vào tình trạng không tìm được những câu hỏi để dẫn lối và kích thích tư duy cho Coachee, và bởi vậy các phiên khai vấn thường không đạt được hiệu quả mong đợi. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu về những câu hỏi dẫn lối Người nhận khai vấn - Coachee nhé:

  1. Làm sao để người khác biết được/xác định được quá trình khai vấn của chúng ta thành công? Đây là câu hỏi giúp Người nhận khai vấn nhận thức vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau. Thói quen của chúng ta bao đời này là luôn nhìn nhận và đánh giá chỉ bằng trải nghiệm của chính mình.
  2. Bạn muốn đạt được gì sau phiên khai vấn này? Câu hỏi này nên được sử dụng ngay từ phiên khai vấn đầu tiên để xác lập mục tiêu. Nhà khai vấn luôn ghi nhớ: mục tiêu càng cụ thể càng tốt và theo đúng mô hình SMART. Người nhận khai vấn thường có xu hướng không thể diễn đạt cụ thể được mục tiêu của mình và hay xa rời mục tiêu trong các phiên khai vấn. Bởi vậy nhiệm vụ của Nhà khai vấn là luôn nhắc đi nhắc lại mục tiêu của họ trong suốt phiên để tránh mất mục tiêu ở cuối phiên.
  3. Bạn đã mang những thế mạnh nào của mình đến phiên khai vấn này? Sau khi thống nhất mục tiêu khai vấn, Nhà khai vấn có thể sử dụng câu hỏi này đặc biệt là khi Nhà khai vấn cảm nhận thấy Người nhận khai vấn còn đang lưỡng lự trong việc cam kết hành động hoặc họ có chút thiếu tự tin. Câu hỏi này được sử dụng sẽ giúp Người nhận khai vấn có được sự tự tin vào năng lực của mình . Đây là lúc Người nhận khai vấn dành thời gian nhìn lại chính mình, lên danh sách những năng lực mình đang có và cần có. Nhà khai vấn sẽ liên tục động viên, khích lệ, tán dương để Người nhận khai vấn mạnh dạn đưa ra những năng lực của mình. Quá trình này tạo nên động lực cho Người nhận khai vấn tin vào mục tiêu mình đã đặt ra và theo đuổi.
  4. Nếu khai vấn mang lại hiệu quả, bạn nghĩ mình sẽ khác gì so với hiện tại? Khi bắt đầu mối quan hệ khai vấn, nhà khai vấn sẽ sử dụng câu hỏi này để biết Người nhận khai vấn đã thực sự sẵn sàng chưa. Tuy nhiên nêu Người nhận khai vấn gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi này thì không nên thúc ép họ nhé mà thay vào đó hãy gợi ý họ một câu trả lời bao quát hơn và thử đặt câu hỏi tiếp theo.
  5. Bạn thực sự thích làm gì? Đây là câu hỏi tuyệt vời để khám phá những điều mà Người nhận khai vấn thực sự muốn khác với những gì họ nghĩ rằng nên muốn. Người khai vấn có thể sử dụng câu hỏi này nếu thấy Người nhận khai vấn đang mơ hồ hoặc thiếu cam kết với mục tiêu hoặc kế hoạch của họ. Có những phiên khai vấn, bản thân Nhà khai vấn và Người nhận khai vấn đề cấp đến những điều mà Người Nhận khai vấn không mong muốn, vậy Nhà khai vấn hãy đặt câu hỏi này và để Người nhận khai vấn tự nhận ra mong muốn thực sự của họ.
  6. Chúng ta cần tập trung vào x hay y? Đây là câu hỏi giúp Người nhận khai vấn đưa ra quyết định. Câu hỏi này được sử dụng khi Người nhận khai vấn đang phân vân giữa hai hay nhiều lựa chọn hoặc khi phiên khai vấn đang có biểu hiện đi lòng vòng. Nhưng nếu sử dụng câu hỏi này không đúng lúc sẽ khiến Người nhận khai vấn phản ứng và không chịu đưa ra quyết định.
  7. Bạn thực sự cam kết làm những gì? Câu hỏi này cho phép Người nhận khai vấn lựa chọn một số hành động cần ưu tiên và bỏ qua những hành động kém quan trọng hơn. Nhà khai vấn đặt câu hỏi này cần thể hiện sự tò mò, muốn hỗ trợ thay vì phán xét. Đây có thể là câu hỏi khá thách thức và mang tính đối đầu nên Nhà khai vấn chỉ nên hỏi khi đã tạo lập được mối quan hệ tốt với Người nhận khai vấn.
  8. Nếu thang điểm từ 1 đến 10, mức độ tự tin của bạn để thực hiện điều này là bao nhiêu? Câu hỏi này sẽ giúp Người nhận khai vấn đánh giá khả năng thực sự của mình. Trừ khi họ trả lời là “10” còn lại hãy luôn hỏi: “Điều gì giúp bạn tiến lên mức tiếp theo trên thang điểm?” Đây là một bước kiểm tra để đảm bảo các kế hoạch hành động thực sự phù hợp với Người nhận khai vấn vì đôi khi kế hoạch hành động liên kết với những gì được đề cập trong phiên khai vấn nhưng mức độ tự tin của Người nhận khai vấn lại khá thấp.
  9. Làm thế nào để bạn theo dõi được kết quả của mình? Kết thúc phiên khai vấn Nhà khai vấn nên dùng câu hỏi này để giúp Người nhận khai vấn một lần nữa biết được tầm quan trọng của việc tự giám sát. Người nhận khai vấn cần theo dõi thành quả của họ bằng những phương pháp đo lường, giữ cho kết quả khai vấn luôn có cơ sở vững chắc.
  10. Hãy chia sẻ thêm với tôi về điều đó! Đây là đề nghị khuyến khích Người nhận khai vấn cung cấp chi tiết về những ý kiến trước đó mà họ đã đã vô tình nhắc đến. Đây cũng là lời đề nghị đến khiến cho phiên khai vấn trở nên sôi nổi hào hứng

Việc đặt câu hỏi tuy dễ mà khó, cái khó nằm ở việc vào lúc nào thì bạn - nhà khai vấn nên dùng câu hỏi nào. Đây là một quá trình rèn luyện liên tục của quá trình lắng nghe sâu. Nhà khai vấn cần luôn luôn tìm mọi cách duy trì sự tập trung cho Người nhận khai vấn, giúp họ đạt được phiên bản tốt nhất của chính mình. Đó chính là giá trị của Khai vấn.

CELINA KHÁNH AN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *