10 CÂU HỎI DẪN LỐI NGƯỜI NHẬN KHAI VẤN (P2)
10 CÂU HỎI DẪN LỐI NGƯỜI NHẬN KHAI VẤN (P2)

Khai vấn không chỉ dừng lại ở việc thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch hành động mà nó còn giúp người nhận khai vấn thay đổi hành vi của mình, thứ mà vì nó con người luôn bị giới hạn. Ví dụ như không ít người nghĩ rằng: “Tôi không đủ giỏi” hay “Tôi không khéo léo” để quy kết cho sự không thành công của bản thân mình dẫn tới việc họ trì hoãn và có những cảm xúc lo lắng kéo dài. Lúc này Khai vấn hỗ trợ giúp họ nhận thức được hành vi, kiểm tra và thay đổi những ý nghĩ và cảm giác tiêu cực trên, đồng thời giúp thúc đẩy hành vi tích cực. Mục tiêu trong các phiên khai vấn lúc này là sự thay đổi trong nhận thức hành vi của Người nhận khai vấn.

Điểm mấu chốt trong các phiên khai vấn nhận thức hành vi là Người nhận khai vấn tự soi chiếu bản thân, nhận ra những lối mòn trong tư duy của mình và điều chỉnh một cách từ từ. Bản thân mỗi người trước đó rất ít dành thời gian nhìn lại mình và nếu có cũng ít khi nhận thấy những yếu điểm và thay đổi. Niềm tin trong nhận thức của bản thân đã ăn sâu theo thời gian và dường như khó thay đổi. Kết quả là con người luôn đứng trước sự bất an, lo lắng, e ngại, hay những nỗi sợ vô hình. Khai vấn nhận thức hành vi không đóng vai trò trị liệu mà Nhà khai vấn bằng khả năng của mình sẽ hỗ trợ Người nhận khai vấn nhìn thẳng vào thực tế để giải quyết vấn đề. Khai vấn sẽ giúp người nhận khai vấn thay đổi trong bối cảnh chủ thể thứ ba là bất biến. Và cũng giống như bất cứ phiên khai vấn nào, khai vấn nhận thức hành vì cũng sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi. 10 câu hỏi hiệu quả nhất nên được sử dụng trong các phiên khai vấn dạng này:

  1. Những suy nghĩ nào xuất hiện trong tâm trí bạn khi bạn rơi vào tình huống đó? Đây là câu hỏi giúp Người nhận khai vấn nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc khó chịu của mình. Nếu Người nhận khai vấn trả lời là “tôi không biết” mà thường họ rất hay nói câu này, thì Nhà khai vấn cần giúp họ tưởng tượng ra tình huống một cách cụ thể hơn.
  2. Điều gì ngăn cản/cản trở bạn…? Đây là câu hỏi giúp Nhà khai vấn tìm ra những yếu tố kìm hãm Người nhận khai vấn. Nếu Người nhận khai vấn lại tiếp tục trả lời “Tôi không biết hoặc Tôi không chắc lắm” thì một lần nữa Nhà khai vấn lại giúp họ tưởng tượng ra tình huống cụ thể hơn.
  3. Nếu bạn thay đổi thì bạn được gì/mất gì? Người nhận khai vấn thường sợ phải đối mặt với những thiệt hại, mất mát, sự trả giá khi họ thay đổi bởi vậy họ né tránh liên tưởng tới những vấn đề này. Bởi vậy Nhà khai vấn cần giúp họ nhận thức vấn đề, đặt thêm câu hỏi để họ nhìn mọi thứ rõ ràng hơn.
  4. Bạn muốn đạt được mục tiêu nào? Hãy mô tả chúng thật rõ ràng và cụ thể? Đây là câu hỏi giúp Người nhận khai vấn thoát khỏi những mục tiêu mù mờ, chung chung, trừu tượng như “Tôi muốn hạnh phúc hơn”, “Tôi muốn nhiều tiền hơn”, “Tôi muốn tự tin hơn”. Nhà khai vấn cũng nên hỏi thêm một số câu hỏi làm rõ, VD như “Bạn muốn tự tin hơn vậy sự tự tin hơn ấy mang dáng dấp như thế nào?” “Bạn hãy tưởng tượng ngày mai bạn đã tự tin hơn, vậy trông bạn lúc ấy như thế nào?”
  5. Sẽ thế nào nào nếu bạn phạm sai lầm hay thất bại? Tất nhiên khi nghe câu hỏi này đại đa số Người nhận khai vấn sẽ trả lời: “Tôi không thích điều đó chút nào” Hãy hỏi họ “Bạn không thích cụ thể là điều gì?” Lúc này Người nhận khai vấn sẽ chia sẻ thêm về những điều họ không mong muốn và tự đó họ sẽ nhận thức được việc nên làm hay không nên làm điều gì đó sẽ tốt hơn cho họ.
  6. Bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho người cũng đang gặp vấn đề như bạn? Con người luôn có xu hướng trước cùng một vấn đề họ có thể an ủi động viên người khác rằng “đừng lo, sẽ qua thôi mà, yên tâm đi…” nhưng lại rất hà khắc với bản thân mình: “Tôi hoàn toàn không đủ năng lực…”. Lúc này Nhà khai vấn sẽ dùng cách để Người nhận khai vấn ở vai trò người khác và khuyên nhủ bản thân họ để họ tránh việc chỉ trích bản thân.
  7. Những việc làm/hành động đầu tiên để bạn đạt được mục tiêu của mình là gì? Nhà Khai vấn hãy yêu cầu Người nhận khai vấn chia sẻ với bạn những hành động của họ sau khi cả hai đã làm rõ mục tiêu của người nhận khai vấn và thời gian mà người nhận khai vấn thực hiện. Điều này rất quan trọng vì không mục tiêu nào thực hiện được nếu như không bắt tay vào làm.
  8. Làm sao để bạn biết những việc mình làm đang có tiến triển? Đây là câu hỏi đo lường kết quả của việc thực hiện mục tiêu. Phần lớn Nhà khai vấn sẽ nhận được câu trả lời khá chung chung: “Tôi cảm thấy tốt hơn” và nhiệm vụ của Nhà khai vấn là hãy giúp Người nhận khai vấn đưa ra được những bằng chứng  chứ không phải là những cảm xúc chung chung.
  9. Những giá trị bạn nhận được từ khai vấn là gì? Nhà khai vấn hay giúp Người nhận khai vấn đưa ra được thông tin càng cụ thể càng tốt.
  10. Khi đóng vai trò là người khai vấn cho chính mình, bạn sẽ duy trì và củng cố những lợi ích thu được tư khai vấn như thế nào? Nhà khai vấn hãy luôn nhắc nhở Người nhận khai vấn rằng họ cần phát triển một kế hoạch tương lai chi tiết, dành riêng cho họ và hoạt động khai vấn nên trở thành một phần của cuộc sống nếu họ không muốn lợi ích thu được bị mất đi theo thời gian. Hãy cho họ biết rằng bạn chỉ ở bên họ trong một khoảng thời gian thôi thế nên họ phải cố gắng là Nhà khai vấn của chính mình cho phần đời còn lại. Có như vậy những nỗ lực thay đổi mới bền vững qua năm tháng.

Khai vấn nhận thức hành vi luôn luôn là một công cụ mạnh mẽ giúp cho Người nhận khai vấn vượt qua những trở ngại trong tư duy của mình và tìm đến sự thay đổi tránh khỏi những thực tế bi quan. Tôi là một trong số người đã sử dụng Khai vấn nhận thức hành vi cho chính mình để vượt qua những khó khăn tránh xa lối suy nghĩ tiêu cực để vươn lên trong cuộc sống. Khó khăn luôn là thứ đeo bám mỗi người, và nếu vì nó mà trì hoãn kế hoạch của mình thì thật uổng phí những năm tháng thanh xuân. Với vai trò của một Nhà khai vấn (Life Coach) tôi luôn mong muốn hỗ trợ bạn đê theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình

Hãy liên hệ với tôi theo thông tin tôi đã để trên website nhé.

KHAI VẤN CUỘC ĐỜI TƯƠI ĐẸP

CELINA KHÁNH AN

Nguồn ảnh: Internet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *