Trong bối cảnh hiện tại Khai vấn tích hợp (phối hợp nhiều mô hình khai vấn trong một phiên) là mô hình được sử dụng nhiều nhất. Và cũng là cách tiếp cận phù hợp đối với những Người nhận khai vấn cởi mở với mục tiêu của họ. Trong các phiên khai vấn, nhà khai vấn giàu kinh nghiệm sẽ không chỉ giải quyết các vấn đề ở cấp độ hành vi và nhận thức mà để có được kết quả cao hơn, Nhà khai vấn cần chạm tới cả tầng vô thức của Người nhận khai vấn, khám phá ra niềm tin, giá trị nằm trong họ. Tuy nhiên mô hình tích hợp này lại không thể chạm tới tâm linh nơi tồn tại bản ngã hãy tinh thần của Người nhận khai vấn. Nên nếu cần phải làm tới điều đó thì Nhà Khai vấn cần thận trọng lựa chọn mô hình cho phù hợp để đạt được hiệu quả.
Đối với mô hình này, Nhà khai vấn có thể sử dụng 10 loại câu hỏi sau để đạt được hiệu quả trong phiên khai vấn:
- Bạn muốn đạt được điều gì? Đây là dạng câu hỏi điển hình trong mô hình GROW với mục đích để giúp Người nhận khai vấn xác định mục tiêu của mình. Nhà khai vấn chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ qua hay xem thường loại câu hỏi này vì nếu lơ là hoặc bỏ qua thì có khả năng phiên khai vấn sẽ phải dừng lại giữa chừng. Bởi vậy Nhà tư vấn hãy đầu tư kỹ cho câu hỏi tưởng chừng đơn giản này.
- Chuyện gì đang xảy ra? Câu hỏi này giúp Nhà khai vấn và Người nhận khai vấn thu thập thông tin về tình hình hiện tại của Người nhận khai vấn. Hãy tham khảo góc nhìn của nhiều người về tình trạng hiện tại của Người nhận khai vấn chứ không chỉ dừng lại ở quan điểm của Người nhận khai vấn.
- Bạn nghĩ sẽ có những phương án/cách nào? Khi Người nhận khai vấn có niềm tin rằng họ đã có câu trả lời cho chính mình. Hãy khuyến khích Người nhận khai vấn đưa ra những tiêu chí cho từng phương án của mình.
- Hãy tóm tắt những gì bạn dự định làm và thời điểm sẽ làm? Đây là câu hỏi hỗ trợ Người nhận khai vấn đưa ra kế hoạch hành động và câu hỏi này nên được được ra vào cuối phiên khai vấn. Hãy khuyến khích Người nhận khai vấn chịu trách nhiệm cho kế hoạch của họ.
- Sếp, người cố vấn hay đồng nghiệp của bạn sẽ nhìn nhận tình huống/vấn đề này như thế nào? Hãy khuyến khích Người nhận khai vấn khám phá những thách thức mà họ đang đối mặt từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhà khai vấn cho thể sử dụng các phương pháp như tưởng tượng, hình dung, đóng vai cho trường hợp này sau khi sử dụng câu hỏi trên. Việc đổi góc nhìn sẽ giúp Người nhận khai vấn hiểu thấu đáo hơn tình huống của mình, tránh tư duy chủ quan, phiến diện.
- Tôi muốn bạn nhắm mắt lại và mô tả những gì xảy ra nếu muốn mọi thứ diễn ra hoàn hảo! Đây là câu hỏi sử dụng kỹ thuật hình dung, tưởng tượng, theo đó Người nhận khai vấn sẽ mường tượng về bức tranh mà ở đó có những điều đã xảy ra theo suy nghĩ của họ. Hãy hỏi thêm một vài câu hỏi tình huống họ đang hình dung: họ cảm thấy gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì và nghĩ gì?
- Bạn sẽ làm gì trước khi chúng ta gặp lại vào phiên khai vấn kế tiếp? Câu hỏi này giúp Người nhận khai vấn tập trung vào kế hoạch hành động mà họ cần cam kết thực hiện sau phiên khai vấn. Nhà khai vấn có thể sử dụng thêm một vài câu hỏi liên quan theo tình huống cụ thể như: “Điều gì cản trở bạn đạt được điều này?”, “Bạn sẽ làm gì để vượt qua những rào cản này?”. Những câu hỏi này sẽ giúp Người nhận khai vấn nhìn thấy hết toàn bộ khung cảnh về nhiệm vụ của mình. Đôi khi mục tiêu đơn giản nhưng đến khi hành động lại có những khó khăn nhất định và Người nhận khai vấn cần hình dung ra để có thể có phương pháp xử lý kịp thời, tránh làm nản chí.
- Hãy kể cho tôi nghe về một lần nào đó trong quá khứ mà bạn có cảm giác tương tự lúc này? Câu hỏi này được sử dụng khi Nhà khai vấn cần khám phá nhận thức, cảm xúc và hành vi của Người nhận khai vấn. Trước khi đặt câu hỏi này Nhà khai vấn cần xem xét các trở ngại/cản trở/khó khăn hiện tại của họ đặc biệt là hỗ trợ họ đưa ra cảm xúc họ đang trải qua.
- Những người khác, ví dụ như gia đình/đồng nghiệp/đối tác của bạn sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào? Đây là lúc Người nhận khai vấn khám phá về lợi ích mà những hành vi của họ mang lại và kể cả những bất lợi. Nhờ câu hỏi này Người nhận khai vấn sẽ chú tâm không chỉ cảm nhận của riêng họ mà còn có cảm nhận của người khác, thứ mà nhiều khi họ bỏ quên hoặc xem nhẹ.
- Bạn sẵn sàng thay đổi đến mức nào theo thang điểm từ 0 đến 10? Câu hỏi này nằm trong phương pháp đặt câu hỏi tạo động lực nhờ đó Nhà khai vấn mới phán đoán được liệu Người nhận khai vấn có khả năng thay đổi hay không và liệu rằng họ có cần trợ giúp gì hay không. Hãy khuyến khích họ tìm kiếm động lực càng nhiều càng tốt thì mới có thể chinh phục được mục tiêu.
Quá trình khai vấn diễn ra không theo một công thức nào cho riêng Nhà khai vấn nào, mà đó là quá trình trò chuyện thoải mái nhưng mang đầy ẩn ý sâu sắc trong đó. Hãy bước vào phiên khai vấn của mình một cách nhẹ nhàng, không rập khuôn, không học theo hình mẫu của ai. Chỉ có vậy Nhà khai vấn mới giúp được Người nhận khai vấn một cách trọn vẹn.
Quyết định nằm ở bạn, thế nên khi cần hãy để lại thông tin tôi sẽ liên hệ bạn nhé.
CELINA KHÁNH AN