KỲ VỌNG VÀ TRÁCH NHIỆM
KỲ VỌNG VÀ TRÁCH NHIỆM

Kỳ vọng luôn là một động lực tuyệt vời để mỗi người nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống của công việc. Có khi chỉ một câu nói: “Con là người tuyệt vời, mẹ tin con làm được” mà khiến một đứa trẻ trở nên mạnh mẽ hơn trong suốt hành trình của nó. Trong khai vấn, sự kỳ vọng là một kỹ năng quan trọng mà các Nhà khai vấn đều phải học hỏi để có thể sử dụng hiệu quả công cụ này.

Trong khoảnh khắc chúng ta đặt kỳ vọng lên người khác cũng chính là lúc chúng ta đưa dự đoán về năng lực của họ trong tương lai. Nhờ đó người nhận được sự kỳ vọng sẽ có động lực lớn để làm việc đó. Trong cuốn sách Self-Fulfiling Prophecy, giáo sư Robert Tauber sau khi trình bày kết quả của hơn 7 trăm luận án tiến sỹ và vô số bài báo đã học, “chúng ta kỳ vọng thứ gì thì thường sẽ nhận đúng như vậy”. Để giải thích cho kết luận này ông đã nghiên cứu nhiều năm ròng rã: “Cách đối xử khác nhau giữa con người với con người chính là lý do tạo nên kết quả giống như kỳ vọng ban đầu đã đặt ra. Chẳng hạn, giáo viên thường dành cho những học sinh mà họ kỳ vọng sẽ thành công những cử chỉ như mỉm cười, gật đầu… Nguyên tắc đó được vận dụng hầu hết trong giao tiếp thông thường tại bất cứ đầu. Kỳ vọng có hai kiểu: kỳ vọng cao và kỳ vọng thấp. Với người kỳ vọng cao thi hiệu quả của họ sẽ cao, với người kỳ vọng thấp thì hiệu quả theo đó cũng bị giảm sút.

Kỳ vọng là công cụ tạo động lực rất tốt nhưng cũng chính nó nếu làm ngược lại sẽ khiến một con người đi tụt lùi trên hành trình của họ. Cách nhìn nhận của chúng ta quyết định rất cao hành trình của họ nên tại sao chúng ta không dành cho họ một cái nhìn tốt đẹp ở phần tốt đẹp nhất mà họ đang có. Nhà khai vấn xuất sắc luôn ý thức được điều này để có thể hỗ trợ Người nhận khai vấn nhìn thấy những mặt tốt đẹp của mình bằng cách công nhận, tôn trọng và kỳ vọng.

Khai vấn mang một ý nghĩa tốt đẹp ở chỗ, nó giúp bạn đặt ra được mục tiêu, đặt ra những cam kết và quyết tâm thực hiện mục tiêu với tất cả những khát khao, cháy bỏng của mình. Khai vấn giúp bạn có cơ hội nhìn lại mình, điều chỉnh những khiếm khuyết và niềm tin cũng như kỳ vọng lớn rằng bạn sẽ trọn vẹn hơn vào ngày mai, hạnh phục hơn trong tương lai nếu bạn bắt đầu từ hôm nay. Khai vấn mang lại một hiệu quả tuyệt vời khi Người nhận khai vấn:

  1. Ngừng lãng phí thời gian, bớt đi những căng thẳng, xao nhãng mục tiêu.
  2. Khám phá bản thế mạnh bản thân và những năng lực tiềm ẩn
  3. Đối diện và dũng cảm vượt qua thử thách, giới hạn của bản thân.
  4. Loại bỏ tư duy lối mòn, hình thành một tư duy mở.
  5. Bỏ bớt những thói quen không quan trọng và không hữu ích.
  6. Thắp lên ngọn lửa đam mê mãnh liệt tròng cuộc sống, công việc và sống trọn vẹn hơn

“Con người luôn đổ thừa hoàn cảnh đã nhào nặn nên họ ngày hôm nay. Nhưng tôi không tin nguyên nhân đến từ hoàn cảnh. Những người thành công trên thế giới đều tự đứng lên và tìm kiếm hoàn cảnh mà họ cần. Nếu không tìm được, họ sẽ tạo ra chúng.”

——— George Bernard Shaw

Trách nhiệm là thứ mà có người suốt cả một đời vẫn không tự tạo ra được. Tôi vẫn luôn sợ những người thiếu trách nhiệm dù đó là mối quan hệ kiểu nào. Từ khi sinh ra, nhiều cha mẹ đã quên dạy cho trẻ điều này. Ví dụ khi chúng đau thì đổ tại cái bàn cái ghế. Lâu dần chúng hình thành nên tư duy đổ lỗi, và sẽ không tạo nên được trách nhiệm của bản thân mình là gì. Trách nhiệm vốn dĩ là một phẩm chất quan trọng mà nếu ai không có họ sẽ sống một cuộc sống không đúng nghĩa khi không biết mình là đúng hay sai, sai ở chỗ nào, đúng ở đâu và mình góp phần vào điều gì. Trong khai vấn trách nhiệm càng thể hiện rõ ràng hơn, vì nếu không có trách nhiệm thì khai vấn không còn hiệu quả nữa. Cả Nhà khai vấn và Người nhận khai vấn đều phải chịu trách nhiệm trong phần việc của mình tất nhiên trách nhiệm không thể ép buộc, nếu Người nhận khai vấn không chịu trách nhiệm với quyết định của họ thì phiên khai vấn cần phải dừng lại để Người nhận khai vấn có thời gian suy nghĩ trước vấn đề của mình.

Như một thói quen ăn mòn lối sống, sự vô trách nhiệm đã ngấm ngầm tồn tại trong mỗi người, nó thể hiện ở sự thụ động, chờ đời, không có niềm tin, nghi ngờ, đổ lỗi. Mỗi khi làm một việc gì rất nhiều người đã rơi vào trạng thái phải làm, bị làm, tôi không có lựa chọn, không phải lỗi của tôi….Những điều này tạo nên một môi trường sống và làm việc thiếu năng lượng. Trong các phiên khai vấn bạn có thể nhận ra ở các từ ngữ như: Tôi phải, tôi không thể, tôi không có khả năng, tôi sẽ cố gắng…. Và nhiệm vụ của Nha khai vấn là lắng nghe và giúp Người nhận khai vấn xây dựng lại quyền làm chủ cuộc sống bằng cách thay bằng các cụm từ ngữ như: tôi chọn, tôi sẽ không, tôi muốn, tôi có thể làm gi?….

Rất nhiều người nghĩ Trách nhiệm chỉ xuất hiện ở kết quả với ý nghĩa là xem xét sai lầm mà trách nhiệm ở đây là quyền được lựa chọn để hành động. Trách nhiệm ở trong ý nghĩa quyền lựa chọn sẽ mang lại kết quả vượt mong đợi. Khi Người nhận khai vấn tự tin bởi quyền lựa chọn họ sẽ làm với đầy đủ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên các Nhà khai vấn cũng không nên tạo cho Người nhận khai vấn thói quen coi họ là chỗ trút cảm xúc. Càng để họ than thở họ sẽ càng lún sâu vào ảo tưởng mình là nạn nhân của hoàn cảnh chứ không phải người kiến tạo ra tương lai của mình. Lúc đó họ sẽ chìm đắm trong cảm giác bất lực, khó chịu trách nhiệm về những vấn đề của họ. Bạn, với vai trò Nhà khai vấn hãy là tấm gương để soi rọi cho Người nhận khai vấn thấy được tâm thế tự tin chủ động trước mọi hoàn cảnh.

Để làm rõ được trách nhiệm trong các cuộc trò chuyện bạn cần hiểu rõ bạn đang ở tâm thế của một người như thế nào: người đồng hành, người cố vấn hay người huấn luyện. Trong vai trò nhà khai vấn trách nhiệm của bạn là khiến Người nhận khai vấn thể hiện cái tôi của họ dưới phiên bản của một người trưởng thành đó là người dám chịu trách nhiệm với kết quả của mình. Tuy nhiên cũng không ngoại trừ lúc Người nhận khai vấn sẽ như một đứa trẻ và cần Nhà khai vấn dẫn dắt. Nhưng vai trò này không nên diễn ra quá lâu khiến cho Người nhận khai vấn sẽ quên mất việc họ phải chịu trách nhiệm. Hãy đặt cho họ những câu hỏi như: “Nhiệm vụ của anh/chị với vấn đề này là gì? Để nhắc họ quay trở về vai trò là một người trưởng thành.

Hãy luôn luôn phân định trách nhiệm của bạn với Người nhận khai vấn, bước qua ranh giới đó hiệu quả phiên khai vấn sẽ giảm đi. Tôi biết có nhiều phiên khai vấn, khi nhìn thấy Người nhận khai vấn đấu tranh với vấn đề của họ đã không ít lần chúng ta muốn “nhảy” vào can thiệp, giúp đỡ. Thậm chí có khách hàng than vãn rằng họ không tài nào thoát ra được. Nhưng bạn với vai trò Nhà khai vấn hãy sáng suốt chống lại mong muốn đó, hãy buộc Người nhận khai vấn ngừng than vãn nhìn thẳng vào sự thật, tự bước ra khỏi vũng lầy của mình để sẵn sàng hành động. Trách nhiệm của bạn không nằm ở việc bạn “nhảy” vào giúp người ta mà là tin họ có thể tự vượt qua.

Tôi luôn tin bạnh sẽ là một Nhà khai vấn xuất sắc trên hành trình rèn luyện mỗi ngày.

CELINA KHÁNH AN

Nguồn tài liệu: The master coach, Gregg Thompson

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *