CÂU CHUYỆN NỘI TÂM CỦA NHÀ KHAI VẤN
CÂU CHUYỆN NỘI TÂM CỦA NHÀ KHAI VẤN

Trong nội tâm của Nhà Khai vấn luôn có những câu chuyện, nó đôi khi là tiếng nói bên trong để nhắc nhở, nó đôi khi là một cuộc đối thoại nhằm tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của Người nhận khai vấn. Những cuộc đối này như dòng chảy, chảy ngang qua suy nghĩ của Nhà khai vấn. Trước mỗi cuộc trò chuyện, những câu hỏi nội tâm thường là:

  • Tôi đang mong đợi điều gì từ phiên khai vấn này? Nếu không có thì sao?
  • Tôi đang đưa ra những giả định nào? Liệu chúng có hợp lý không

Những câu hỏi này giúp Nhà khai vấn có thể bắt đầu một cách đúng hướng nhất, hoặc cũng có thể bắt đầu một cách đơn giản nhất. Trong khi khai vấn, cuộc đối thoại nội tâm này lại tiếp tục diễn ra với những câu hỏi mới:

  • Câu chuyện của Người nhận khai vấn là gì? Liệu có thể mở rộng câu chuyện đó không?
  • Người nhận khai vấn đang né tránh điều gì? Bản thân tôi đang né tránh điều gì? Liệu có nên tiếp né tránh (nếu có) không?
  • Tôi có đang hiện diện trong phiên khai vấn này không? Nếu có tôi cần làm gì thêm không? Nếu không thì tôi cần làm gì để quay lại phiên khai vấn?
  • Điều gì tạo nên hiệu quả cho phiên khai vấn này?

Và sau phiên khai vấn Nhà khai vấn sẽ đối diện với những câu hỏi nội tâm:

  • Tôi đã nỗi lực hết sức cho Người nhận khai vấn chưa? Họ đã thực sự hài lòng chưa? Nếu chưa, điều gì tôi có thể làm khác đi?
  • Tôi đã giúp Người nhận khai vấn chịu trách nhiệm về chính họ chưa? Liệu tôi có can thiệp gì vào các quyết định của họ không?

Dù muốn hay không, các cuộc đối thoại nội tâm này vẫn diễn ra. Ở một khía cạnh nào đó nó giúp Nhà khai vấn đưa ra những quyết định sáng suốt. Tất nhiên, bạn đừng lún sâu vào những cuộc đối thoại này quá nhé, nó sẽ khiến bạn mất hiện diện nhanh chóng, cần khéo léo để làm chủ nó và tận dụng nó như một công cụ hữu hiệu trước, trong và sau phiên khai vấn của mình.

Chúc bạn thành công

CELINA KHÁNH AN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *