XÂY DỰNG NIỀM TIN VỮNG BỀN
XÂY DỰNG NIỀM TIN VỮNG BỀN

Tôi hy vọng bạn đã dành thời gian của mình và làm những bài tập ở phần trước đó. Những bài tập này đã phần nào giúp bạn những bước đầu tiên trong việc xây dựng lòng tự tin và để có cơ sở tiếp tục cho những phần tiếp theo. Trong phần này bạn hãy dành thời gian để tự hỏi chính bản thân mình: Thông điệp mà bạn thường tự chủ với chính mình là gì? Bạn có hay tự nói với chính mình rằng mình tài giỏi, mình mạnh mẽ và tự tin không? Hay bạn luôn tự trách mình vì những sai lầm, yếu kém, thất bạn? Để cải thiện lòng tự tin trước tiên bạn hãy chủ động thay đổi cách suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quan mình. Bạn sẽ học cách suy nghĩ tự tin giống như tập đi xe đạp hay chơi tennis vậy.

Làm được hay không đều do suy nghĩ của bạn quyết định.

Henry Ford, nhà công nghiệp ô tô

Niềm tin và những suy nghĩ của bạn có thể khiến bạn mạnh mẽ tích cực nhưng cũng có thể khiến bạn lo âu, buồn bã. Có một số niềm tin chỉ thoáng qua nhưng một số khác là tồn tại dai dẳng. Dù ngắn hay dài chúng cũng đều làm tổn hại đến lòng tự tin. Nhiều thập kỷ nghiên cứ đã minh chứng cho quan điểm: bạn nghĩ gì về mình thì sẽ trở thành đúng như vậy. Niềm tìn, thái độ hay cách suy nghĩ không phải là bẩm sinh mà có, nó là một quá trình trải nghiệm mà thành. Nếu bạn đã từng đi xin việc thì chắc hẳn bạn đã trải qua tình huống này, đó là một tình huống hoàn toàn có thật và xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Bạn hãy xem tình huống:

Sáu người tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc do Giám đốc điều hành - chủ của công ty - trực tiếp đặt câu hỏi. Không may là vị giám đốc này tỏ ra rất lạnh nhạt và chẳng mấy thân thiện trong quá trình phỏng vấn. Vài ngày sau cả sáu ứng viên đều nhận được một bức thư có nội dung: “Chúng tôi hân hạnh được gặp bạn nhưng rất tiếc phải thông báo rằng bạn đã không vượt qua được vòng phỏng vấn.” Khi đọc thư, mỗi người có thể giải thích lý do mình bị từ chối theo những cách khác nhau. Hãy xem sáu cách suy nghĩ và cảm xúc khác nhau của mỗi người về thất bại của mình.

  • Người thứ nhất nghĩ: “Mình thật tệ trong các cuộc phỏng vấn. Lẽ ra mình không nên đi phỏng vấn.” Người này cảm thấy chán nản.
  • Người thứ hai nghĩ: “Mình cũng chẳng muốn làm việc ở công ty đó đâu. Sếp gì thô lỗ quá!” Người này cảm thấy an ủi.
  • Người thứ ba nghĩ: “Đó là cơ hội tốt để mình rèn luyện kỹ năng phỏng vấn. Mình sẽ tiếp tục tham gia phỏng vấn ở những nơi khác để hoàn thiện kỹ năng của mình cho đến khi tìm được một công việc.” Người này cảm thấy vui vẻ.
  • Người thứ tư nghĩ: “Chắc ông giám đốc ghét mình.” Người này cảm thấy xấu hổ.
  • Người thứ năm nghĩ: “Chắc có ứng viên nào đó giỏi hơn mình.” Người này cảm thấy hơi thất vong.
  • Người thứ sáu nghĩ: “Trong lá thứ của giám đốc điều hành có câu ‘Chúng tôi hân hạnh được gặp bạn’.” Người này cảm thấy lạc quan và quyết tâm thành công trong cuộc phỏng vấn sắp tới.

Sáu người trong một tình huống nhưng mỗi người một cách giải thích cho tình huồng đó dẫn đến những cảm xúc khác nhau. Và tất nhiên có những cảm xúc sẽ làm tổn hại đến lòng tự tin của họ, một số khác không ảnh hưởng và có một số thì nâng cao lòng tự tin. Bạn cần hiểu một điều rằng cho du sự thật có như thế nào thì suy nghĩ của bạnh cũng chỉ là cách bạn nhìn, bạn hiểu về vấn đề đó. Niềm tin là thứ xuất phát từ điều bạn nghĩ chứ không phải vốn dĩ nó như vậy.

Bài tập của bạn: Hãy xem xét câu hỏi sau: Bạn thường tự nhủ với mình điều gì? Chúng tích cực hay tiêu cực? Bạn thích tự nói với mình điều gì hơn?

Hẹn gặp bạn ở bài tiếp theo.

CELINA KHÁNH AN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *