BÁNH GỪNG
BÁNH GỪNG

Bánh gừng trong những năm gần đây cũng du nhập vào Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên của cuộc sống mở cửa. Giáng sinh trở nên thân quen hơn với người Việt thì những văn hoá, ẩm thực đi kèm cũng theo đó mà trở nên thân quen gần gũi hơn. Bánh gừng có vị của riêng nó, đưa lên mũi ngửi cảm thấy ngây ngất đến khó quên mới hương thơm quyến rũ không chỉ có mùi gừng. Các nguyên liệu chủ yếu trong công thức bánh gừng gồm gừng, kẹo, mật ong…., nhờ vậy mà chiếc bánh này có khả năng lưu trữ trong thời gian dài kể cả khi được trưng bày ngoài trời. Vậy bánh gừng có xuất xứ từ đâu và từ khi nào. Lục lại tại tài liệu mới thấy đây là chiếc bánh cực kỳ thú vị và có lịch sử hình thành từ rất lâu đời.

Bánh gừng (Ginger bread) là chiếc bánh quen thuộc trong mùa giáng sinh của các nước phương tây. Bánh gừng ra đời từ thời trung cổ và được yêu thích ở khắp các nước Anh, Đức, Hà lan, Pháp. Trong cuốn sách "Làm nhà bánh gừng", tác giả Rhonda Massingham Hart ghi nhận chiếc bánh gừng đầu tiên được làm theo ý muốn của Nữ hoàng Elizabeth, dành tặng cho những chính khách người nước ngoài của bà như một món quà đặc biệt. Ảnh: Kingarthurflour. Vào thế kỷ thứ 8, bánh gừng lần đầu xuất hiện với nguyên liệu chính là những mẩu bánh mì mềm đun sôi với mật ong và gừng. Ban đầu, bột thường ép vào khuôn gỗ, trang trí bằng đường hoặc lá vàng quý có thể ăn được. Những ngôi nhà bánh gừng trở nên phổ biến sau khi tác giả Brothers Grimm xuất bản cuốn sách mang tên "Hansel và Gretel" vào năm 1812. Trong thời trung cổ, món ăn trở nên phổ biến đến mức người dân thời đó đã tạo ra các hội chợ bánh gừng lớn. Mọi người coi đây như một cách để thể hiện tình cảm của mình với đối phương bằng việc trao đổi những chiếc bánh buộc cùng ruy băng. 

Sư tầm

Nữ hoàng Victoria và hoàng tử Albert được cho là người đã phổ biến cây thông Noel và đưa món bánh gừng vào lễ Giáng sinh. Albert vốn là hoàng tử Đức, đã mang theo truyền thống này đến Anh khi kết hôn với nữ hoàng Victoria. Khi đó, người dân cần một thứ gì đó để trang trí lên cây thông của họ, vì thế họ đã dùng nhiều loại thức ăn khác nhau không riêng gì bánh gừng để treo lên cây. Trong khi đó, chiếc bánh gừng với hình dạng người đàn ông được cho là xuất phát từ ý tưởng của Nữ hoàng Elizabeth I. Bà thường cho các thợ làm bánh tạo hình theo hình ảnh của những vị khách quan trọng và tặng cho họ như một món quà đặc biệt. Tuy nhiên, trong những thế kỷ sau, bánh gừng có hình dạng đã dần trở nên phổ biến khắp Châu Âu. Các hình dạng cũng rất đa dạng như đồ trang trí, cửa sổ, cây thông, con người,… Bên cạnh đó, để chiếc bánh gừng trở thành một món quà sang trọng hơn, người ta thường dùng vàng lá để trang trí lên nó.

Sưu tầm

Mùa đông gừng là nguyên liệu chủ yếu làm ấm người, bánh gừng cũng có tác dụng như vậy đặc biệt là khi thưởng thức với ly trà nóng. Giá trị của chiếc bánh gừng không chỉ đơn giản là ẩm thực mà ẩn chứa ở đó là văn hoá, con người với những ước mong về một mùa giáng sinh an lành, hạnh phúc. Bánh gừng là món bánh thiêng liêng và duy nhất mang ý nghĩa biểu tượng ấm áp cho mùa Giáng sinh.

Tôi thích ngôi nhà bánh gừng, nó gợi nhớ về những câu chuyện cổ tích khi các bà phù thuỷ tạo ra những ngôi nhà bằng bánh kẹo để dụ con nít rồi bắt chúng. Bởi vậy khi nhìn ngôi nhà bánh gừng cảm thấy rất thân quen và gần gũi về ở đó cả một kho cổ tích kỳ diệu của những đứa trẻ. Cũng như giáng sinh luôn mang tới những phép màu dưới hình dạng những hộp quà được thắt nơ.

CELINA KHÁNH AN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *